1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân. Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Thuế thu nhập cá nhân được đánh trên nguyên tắc công bằng để đảm bảo đời sống cho những người có thu nhập thấp và trung bình.
2. Trường hợp nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Các đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân bao gồm 13 trường hợp sau:
- Thu nhập từ kinh doanh (Thu nhập từ kinh doanh không gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống);
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công (dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền);
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản sau: phụ cấp, trợ cấp về ưu đãi người có công, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ đầu tư vốn, gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế, chuyển nhượng chứng khoán…
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
- Thu nhập từ trúng thưởng, gồm: Trúng thưởng xổ số; trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
- Thu nhập từ bản quyền, gồm: Từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại;
- Thu nhập từ nhận thừa kế;
- Thu nhập từ nhận quà tặng
Trên đây là 13 trường hợp phải đóng thuế thu nhập cá nhân các doanh nghiệp cần lưu ý.