Có những hình thức bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu nào theo quy định?
Theo điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp như sau:
Thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp
2.Bảo lãnh tiền thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.
a) Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;
c) Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan;
….
Theo đó, việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng nhập khẩu theo quy định được thực hiện theo những hình thức sau đây: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung.