Ấn định thuế là việc mà cơ quan quản lý thuế xác định mức thuế và bắt buộc những người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Sau đây là 2 lưu ý về ấn định thuế mà doanh nghiệp cần biết.
1. Dựa vào căn cứ nào để xác định những trường hợp bị ấn định thuế?
Đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì cơ quan quản lý thuế căn cứ theo:
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và thương mại;
- So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
- Tài liệu và quyết định nằm trong kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
- Tỷ lệ số thuế phải thu trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành hàng.
Đối với doanh nghiệp hàng hóa – xuất khẩu, cục hải quan dựa vào những căn cứ dưới đây:
- Số lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu;
- Căn cứ vào phương pháp tính thuế, khai thuế;
- Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và thương mại;
- Hồ sơ khai báo tại cục hải quan;
- Tài liệu và hồ sơ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.
2. Mức ấn định thuế mà người nộp thuế cần đóng là bao nhiêu?
- Mức ấn định thuế sẽ phụ thuộc vào doanh thu của tổ chức, doanh nghiệp và được cơ quan thuế kiểm tra và xác định trên cơ sở hồ sơ khai thuế.
Trên đây là 2 lưu ý về ấn định thuế cho doanh nghiệp.