2 lưu ý về khôi phục mã số thuế trong doanh nghiệp

Khi mã số thuế bị khóa thì cần khôi phục mã số thuế. Và sau đây là 2 lưu ý về khôi phục mã số thuế trong doanh nghiệp. 

1. Những trường hợp nào được chấm dứt mã số thuế?

Theo Điều 39 Luật Quản lý Thuế:

  • Đăng ký thuế cùng đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hợp tác xã thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
  • Chấm dứt, giải thể, phá sản các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp.
  • Bị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thu hồi Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, giấy phép tương đương.
  • Doanh nghiệp bị chia tách, bị hợp nhất.
  • Đăng ký tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
  • Chấm dứt, giải thể, phá sản các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp.
  • Bị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thu hồi Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, giấy phép tương đương.
  • Doanh nghiệp bị chia tách, bị hợp nhất.
  • Cá nhân người nộp thuế mất tích, qua đời hoặc mất hành vi dân sự.
  • Nhà thầu nước ngoài hoặc phụ thuộc nước ngoài chấm dứt hoạt động kinh doanh.
  • Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
  • Cơ quan thuế thông báo với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
2. Trách nhiệm của người nộp thuế khi thực hiện khôi phục mã số thuế?

Nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế, người nộp thuế có trách nhiệm:

  • Nộp đầy đủ tất cả hồ sơ khai thuế.
  • Bản báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
  • Thực hiện hoàn tất đầy đủ các khoản tiền thuế và khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là 2 lưu ý về khôi phục mã số thuế trong doanh nghiệp. 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.