Khi nào không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu? Sau đây là 2 trường hợp không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
1. Khái niệm:
Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
2. Trường hợp không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Theo khoản 1 Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP) thì các trường hợp không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
Không thu thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP:
- Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;
- Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất;
- Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất;
- Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm;
Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu.
Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP:
- Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập;
- Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất.
Trên đây là 2 trường hợp không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.