3 lưu ý về thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi và tránh vi phạm pháp luật.
1. Những trường hợp nào được mở lại khi mã số thuế doanh nghiệp bị đóng
Theo khoản 1, điều 20 Thông tư 95/2016/TT-BTC cho các tổ chức/cá nhân:
- Tổ chức bị cơ quan thuế thu hồi Giấy phép, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Nhưng có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép.
- Ở tình trạng cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận; cơ quan quản lý khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép.
- Đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế. Nhưng chưa ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Do lỗi cơ quan thuế, người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
2. Khi nào doanh nghiệp sẽ bị đóng mã số thuế doanh nghiệp?
Theo Điều 16 Thông tư 05/2016/TT-BTC:
- Vi phạm pháp luật và bị thu hồi GCN đăng ký kinh doanh, bị cơ quan thuế ra thông báo “người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” và sau một năm không đăng ký hoạt động trở lại.
3. Các doanh nghiệp khi bị đóng mã số thuế nhưng vẫn thực hiện xuất hoá đơn sẽ có các mức phạt như thế nào?
Các mức phạt được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trên đây là 3 lưu ý về thủ tục đóng mã số thuế doanh nghiệp cần lưu ý.