3 trường hợp doanh nghiệp không cần lập báo cáo tài chính?

Hầu hết các doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính, tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Vậy, doanh nghiệp nào không cần lập Báo cáo tài chính?

Những trường hợp dưới đây doanh nghiệp không cần lập Báo cáo tài chính năm:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Trong số các trường hợp không phải nộp, có doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC.

  1. Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập Báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.
(2) Doanh nghiệp được gộp kỳ kế toán

Theo khoản 2, khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định:

Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.

(3) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động

Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Trong thời gian này, người nộp thuế không cần nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, hoặc năm dương lịch.

Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong toàn bộ năm dương lịch thì không cần thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Do đó, cũng không cần lập và nộp Báo cáo tài chính năm trong trường hợp này.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.