Trường hợp nào hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ thông tin là điều khiến không ít người băn khoăn. Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
Các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các tiêu thức:
Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây theo quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá;
- Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có số lượng, đơn giá, đơn vị tính
- Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
- Hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ;
- Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp trên hóa điện tử đều phải ghi đầy đủ thông tin của hàng hóa, dịch vụ.