1. Căn cứ vào bộ chứng từ nhập khẩu
Bộ chứng từ nhập khẩu: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, đơn đặt hàng, vận đơn, tờ khai, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu…hạch toán như sau:
Nợ TK 151 – Hàng đi đường (nếu hàng chưa về nhập kho).
Nợ TK 156, 158 – Hàng hóa, hàng kho bảo thuế (nếu hàng đã về nhập kho).
Có TK 331 – Phải trả người bán.
Lưu ý: Kế toán hạch toán theo dõi đúng loại ngoại tệ của giao dịch phát sinh và quy đổi ra đồng VND theo tỷ giá thực tế quy định tại TT 200/2014/TT-BTC.
2. Căn cứ vào bộ chứng từ nộp thuế ở khâu nhập khẩu
Bộ chứng từ nộp thuế ở khâu nhập khẩu: Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào NSNN, giấy đề nghị thanh toán… hạch toán như sau:
– Hạch toán thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu:
Nợ TK 151, 156 – Hàng đi đường hoặc hàng hóa.
Có TK 3333 – Thuế nhập khẩu.
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
– Hạch toán thanh toán thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 3333, 3332 – Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Có TK 111, 112 – Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng.
3. Căn cứ vào chứng từ logistic
Chứng từ logistic là những chi phí liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng, từ thời điểm đặt hàng đến lúc hàng về kho (hóa đơn GTGT của các hãng tàu, đại lý logistic, cơ quan hải quan…) hạch toán như sau:
Nợ TK 151, 156 – Hàng đi đường hoặc hàng hóa.
Có TK 331 – Phải trả người bán.
Lưu ý: Phân bổ chi phí logistic từng mã hàng của lô hàng nhập khẩu. Tiêu thức phân bổ: theo trị giá hoặc theo số lượng, phân bổ toàn phần hoặc phân bổ từng phần.