Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn

Trường hợp nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn? Mời bạn đọc tham khảo bài viết.

Việc doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, bị cưỡng chế có thể do một số lý do như sau: chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế; không hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh; quá thời hạn nộp tờ khai và nộp tiền thuế sau 3 lần cơ quan thuế gửi thông báo không thấy phản hồi…

 Các trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn (theo Điều 2 Thông tư 215/2013/TT-BTC)
  • Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế nếu vượt quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế, hết thời hạn gia hạn nộp thuế;
  • Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế có các hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản;
  • Người nộp thuế không chấp hành theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày hoặc trường hợp thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
 Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng (theo Điều 13 Thông tư 215/2013/TT-BTC)

Đối tượng bị cưỡng chế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế từ việc trích tiền từ tài khoản của đối tượng tại kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương, phần thu nhập đối với cá nhân hoặc trường hợp đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ phần tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thì sẽ cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.