Theo quy định, các khoản chi phí tiền lương những ngày phép chưa nghỉ có thể tính là chi phí hợp lý để trừ thuế, vậy cách hạch toán chi phí phần tiền phép chưa nghỉ như thế nào?
Trường hợp 1: Trường hợp có trích trước tiền lương nghỉ phép này dành cho đối tượng là các công ty sản xuất.
Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch, kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BTC);
Có TK 335 – Số tiền lương nghỉ phép được trích trước.
Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên:
- Nếu số phải trả lớn hơn số đã trích trước:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BTC);
Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
Có TK 334 – Tổng lương nghỉ phép phải trả.
- Nếu số phải trả nhỏ hơn số đã trích trước:
Nợ TK 335 – Số đã trích trước;
Có TK 334 – Tổng lương nghỉ phép phải trả;
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (theo Thông tư 133/2016/TT-BTC).
Trường hợp 2: Cuối năm, kế toán tính số ngày phép thực tế chưa nghỉ của nhân viên và tính tiền lương nghỉ phép phải trả cho nhân viên:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642 – Tổng lương nghỉ phép thực tế phải trả (theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);
Nợ TK 154, 642 – Tổng lương nghỉ phép thực tế phải trả (theo Thông tư 133/2016/TT-BTC);
Có TK 334 – Tổng lương nghỉ phép phải trả.