Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như thế nào là đúng với quy định pháp luật hiện hành? Bài viết dưới đây của Taxer sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.
Hàng hóa bị trả lại do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: vi phạm hợp đồng cam kết, chất lượng sản phẩm kém, không đúng chủng loại và quy cách,… Cho dù lý do là gì, những hàng hóa này cần phải được ghi lại để đảm bảo tính chính xác cho thông tin kế toán.
Tại Thông tư 133/2016/TT-BTC không dùng tài khoản 5212 nên hàng bán bị trả lại sẽ được phản ánh trực tiếp vào tài khoản 511. Đây là tài khoản về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách ghi giảm doanh thu. Dưới đây là cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo thông tư 133:
1. Bên bán
Khi bị hoàn trả hàng, kế toán viên tiến hành ghi nhận giảm doanh thu và giảm giá vốn hàng bán như sau:
- Ghi nhận giảm doanh thu: Nợ TK 511; Có TK 131, 111, 112 (Tổng số tiền trên hóa đơn.).
- Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 156; Có TK 632.
2. Bên mua
- Ghi tăng trị giá hàng mua (khi doanh nghiệp mua hàng): Nợ TK 156, 152, 153, 211; Nợ TK 1331 (nếu có); Có TK 1111, 1121, 331.
- Ghi nhận giảm giá trị hàng (khi hàng trả lại cho bên bán): Nợ TK 1111, 1121, 331; Có TK 156, 152, 153, 211; Có TK 1331.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc trên. Hy vọng nội dung này sẽ hỗ trợ bạn có thể xử lý nhanh chóng, chính xác khi có tình trạng hoàn hàng xảy ra ở doanh nghiệp của mình.