Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như thế nào là đúng với quy định pháp luật?
Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 5212 là hàng bán bị trả lại
- Bên nợ: Nói về doanh thu hàng bán bị trả lại, đã hoàn trả tiền cho người mua. Ngoài ra nó được trừ vào khoản phải thu khách hàng đã ghi nhận trước đó.
- Bên có: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại tới TK 511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ), qua đó xác định doanh thu thuần cuối kỳ.
1.Bên bán
Trường hợp bán hàng ghi nhận doanh thu hàng bán và giá vốn hàng bán như sau:
- Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 1111, 1121, 1311; Có TK 5111 và Có TK 33311 (nếu có).
- Ghi nhận giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 và Có TK 156.
Trường hợp bị trả lại hàng hạch toán hàng bán bị trả lại bằng cách ghi nhận giảm trừ doanh thu và giảm giá vốn hàng bán như sau:
- Ghi nhận giảm trừ doanh thu: Nợ TK 5212; Nợ TK 33311 (nếu có) và Có TK 111, 112, 131.
- Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán: Nợ TK 156; Có TK 632.
Tiếp theo, sẽ tiến hành bút toán kết chuyển cuối kỳ. Trong đó có bút toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu đã ghi nhận vì hàng bán bị hoàn trả lại trong kỳ như sau: Nợ TK 151, Có TK 5212.
Ngoài ra, phải xác định và ghi nhận các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại, sau đó bút toán hạch toán Nợ TK 641 và Có TK 111, 112,…
2. Bên mua
Nếu doanh nghiệp mua hàng, ghi nhận hàng mua về như sau:
- Nợ TK 156, 152, 153, 211.
- Nợ TK 1331 (nếu có).
- Có TK 1111, 1121, 331.
Trường hợp trả lại hàng mua cho bên bán, ghi nhận giảm giá trị hàng như sau:
- Nợ TK 1111, 1121, 331.
- Có TK 156, 152, 153, 211.
- Có TK 1331.