Cách xử lý khi không mua hàng nhưng vẫn bị xuất hóa đơn?

Có không ít những trường hợp không mua hàng nhưng vẫn bị xuất hóa đơn, doanh nghiệp phải xử lý như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời cho vấn đề này.

Không mua hàng nhưng vẫn bị xuất hóa đơn xử lý ra sao?

Trường hợp doanh nghiệp không mua hàng hóa/sử dụng dịch vụ nhưng lại nhận được hóa đơn ghi mã số thuế của doanh nghiệp mình thì:

  • Trước tiên, liên hệ với công ty đã xuất hóa đơn để tìm hiểu lý do;
  • Không kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn này;
  • Nếu nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Cơ quan thuế quản lý, Cơ quan công an, Sở Công Thương,…

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định, hóa đơn, chứng từ khống là hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần/toàn bộ.

Theo đó, nếu doanh nghiệp kê khai, khấu trừ thuế đối với hóa đơn này thì sẽ thuộc trường hợp sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

Đối chiếu với quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng. Ngoài ra buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Lưu ý:

Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì sẽ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế mà không xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và ngược lại.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.