Cam kết trong điều tra chống bán phá giá dựa vào căn cứ nào?

Cam kết trong việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp được xem xét dựa trên căn cứ nào? Sau đây là câu trả lời.

Nội dung của phần giải đáp sẽ được chúng tôi trình bày như sau:

Căn cứ tại khoản 4 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP
Áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp
  1. Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

4. Cam kết được xem xét dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Việc áp dụng cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

b) Cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết;

c) Khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết;

d) Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.

…”

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, cảm ơn các bạn đã tin tưởng và lựa chọn tham khảo bài viết này.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.