Đăng ký thuế khi chia doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký thuế như thế nào khi chia doanh nghiệp?

1. Quy định về đăng ký thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp

Theo Điều 38 Luật Quản lý thuế 2019:

Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi tổ chức lại doanh nghiệp thì thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi tổ chức lại doanh nghiệp phải thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với tổ chức bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức bị tách và đăng ký mới hoặc thay đổi thông tin đối với tổ chức mới sau khi chia, tách hoặc được sáp nhập, hợp nhất.

2. Đăng ký thuế khi chia doanh nghiệp

Theo Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC:

(1) Đối với doanh nghiệp bị chia:

Doanh nghiệp bị chia phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp bị chia.

(2) Đối với doanh nghiệp mới được chia:

Các doanh nghiệp mới thành lập từ doanh nghiệp bị chia phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định về đăng ký thuế lần đầu.
Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của doanh nghiệp mới thành lập từ doanh nghiệp bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.