Trong quá trình bán hàng hóa thì việc giá bán trên thị trường có thể thấp hơn giá nhập kho hàng hóa, khiến cho doanh nghiệp bị tổn thất. Vậy dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?
1. Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là những tài sản được mua vào để bán ra hoặc dùng để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.
2. Phân loại hàng tồn kho
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành quy định hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:
- Hàng hóa;
- Thành phẩm;
- Sản phẩm dở dang;
- Nguyên liệu, vật liệu ;
- Công cụ dụng cụ;
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Hàng gửi đi bán.
3. Trích lập dự phòng:
Là dự phòng khi có sự giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với phần giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
4. Đối tượng và điều kiện:
Đối tượng trích lập dự phòng gồm: nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa trong kho bảo thuế, thành phẩm trong trường hợp giá gốc ghi trên sổ sách kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và thỏa mãn điều kiện sau:
- Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định chứng minh giá vốn hàng tồn kho;
- Hàng hoá, vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và còn tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
5.Thời điểm trích lập và hoàn nhập dự phòng
Là vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm.