Các trường hợp nào thì cá nhân, tổ chức phải giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp giải trình vi phạm bao gồm:
♣ Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;
♣ Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, gồm:
- Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
- Hành vi trốn thuế
- Hành vi vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế
- Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
- Hành vi đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn
- Hành vi in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
- Hành vi cho, bán hóa đơn
- Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
Lưu ý: Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.