Giám sát thực hiện cam kết trong việc điều tra chống bán phá giá?

Giám sát việc thực hiện cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá như thế nào? Câu trả lời sẽ được trình bày ở phần tiếp sau đây.

Câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải quyết thông qua các nội dung dưới đây:

1. Thuế chống bán phá giá

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước

2. Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 10/2018/NĐ-CP

Giám sát việc thực hiện cam kết chống bán phá giá

“1. Khi cam kết được chấp nhận, Bên đề nghị cam kết phải chịu sự giám sát của Cơ quan điều tra đối với việc thực hiện cam kết.

2. Cơ quan điều tra tiến hành giám sát việc thực hiện cam kết như sau:

a) Yêu cầu Bên đề nghị cam kết định kỳ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin, tài liệu đó;

b) Định kỳ đối chiếu thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp về khối lượng, số lượng và giá hàng hóa đang thực hiện cam kết nhập khẩu vào Việt Nam với thông tin do cơ quan hải quan cung cấp;

c) Điều tra tại chỗ đối với Bên đề nghị cam kết trong trường hợp cần thiết;

d) Kiểm tra thông tin với các nhà nhập khẩu của Bên đề nghị cam kết;

đ) Các hình thức khác Cơ quan điều tra xác định là phù hợp”.

=> Trên đây là câu trả lời cho vấn đề đầu bài viết, cảm ơn các bạn đã tham khảo.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.