Cách hạch toán đánh giá lại tài sản cố định

Trên thực tế, tài sản của Doanh nghiệp như TSCĐ, hàng hóa, BĐS đầu tư, … sau một thời gian sử dụng, do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau giá trị còn lại của tài sản không phản ánh đúng giá thị trường của nó. Vì vậy Doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại tài sản theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lại tài sản. Vậy khi đó kế toán sẽ hạch toán đánh giá lại tài sản cố định ra sao?

Cách hạch toán đánh giá lại tài sản cố định
➤ Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị cao hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 211, 213, 217 – Nguyên giá TSCĐ (phần nguyên giá điều chỉnh tăng);
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng);
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ (Giá trị còn lại tăng).

➤ Trường hợp TSCĐ đánh giá lại có giá trị thấp hơn giá trị TSCĐ được mang đi đánh giá thực hiện hạch toán:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm);
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ (giá trị còn lại điều chỉnh giảm);
Có TK 211, 213, 217 – Nguyên giá TSCĐ (phần nguyên giá điều chỉnh giảm).

➤ Cuối năm tài chính tiến hành xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền

Nếu TK 412 có số dư bên có, doanh nghiệp có quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại TSCĐ;
Có TK 411 – Vốn đầu tư chủ sở hữu.

Nếu TK 412 có số dư bên nợ, doanh nghiệp có quyết định giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu;
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá TSCĐ.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.