Hiện nay, nhiều vị trí việc làm tại Việt Nam cần sử dụng người lao động nước ngoài vì họ đáp ứng các điều kiện về mặt trình độ, chuyên môn. Vậy hình thức làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam gồm những hình thức nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP:
Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (gọi tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tình nguyện viên;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trên đây là các hình thức làm việc tại Việt Nam theo quy định hiện hành đối với người nước ngoài. Khi có nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể và sự quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan nhà nước.