Tài sản khi hết hạn sử dụng doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh lý tài sản cố định. Trong trường hợp này thủ tục, hồ sơ thanh lý tài sản cố định gồm những gì? Cách hạch toán như thế nào?
1. Thủ tục, hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Khi TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tiến hành nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ.
Khi nhượng bán hoặc thanh lý TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, nhượng bán, thành lập hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ theo trình tự và lập biên bản theo mẫu quy định.
2. Các bút toán hạch toán thanh lý tài sản cố định
Căn cứ vào biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ, hóa đơn và các chứng từ liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán thực hiện hạch toán thanh lý TSCĐ:
➤ Bút toán 1: Ghi nhận khoản thu do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Nợ TK 131: Phải thu khách hàng;
Có TK 711: Thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản;
Có TK 3331: Thuế GTGT.
➤ Bút toán 2: Ghi giảm TSCĐ được thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 214: Khấu hao luỹ kế;
Nợ TK 811: Giá trị còn lại sau (nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế);
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
➤ Bút toán 3: Ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 811: Chi phí khác;
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ;
Có TK 111, 112, 331, 334, 338: Tổng giá trị thanh toán.