4 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về thuế

Trên thực tế quá trình hội nhập hiện nay trong tất cả các lĩnh vực của xã hội đều được đặt trong nội dung hợp tác quốc tế và kèm theo đó lĩnh vực thuế cũng không loại trừ trong các lĩnh vực được đặt lên hàng đầu về hợp tác quốc tế này. Vậy để hiểu thêm về nội dung hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế chúng ta cùng tìm hiểu sau đây.

1. Hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế:

Hợp tác quốc tế là thuật ngữ đề cập đến hoạt động hợp tác giữa các chủ thể trong các quốc gia khác nhau, kể cả ở cấp độ nhà nước và cấp độ các tổ chức kinh tế – xã hội của các quốc gia khác nhau

Từ đó có thể hiểu, hợp tác quốc tế về thuế là hoạt động hợp tác, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ các công việc chung trong lĩnh vực thuế của các quốc gia để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và quản lý thuế nói riêng của mỗi quốc gia trên cơ sở các thỏa thuận được ký kết giữa các quốc gia.

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, trong nửa đầu năm 2020, toàn ngành Thuế đã hợp tác, trao đổi thông tin trong 24 trường hợp với Cơ quan thuế của 12 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Nga, Ucraina, Trung Quốc, Singapore, Úc, Ai-len, Séc, qua đó góp phần hỗ trợ cục thuế các địa phương ngăn ngừa hành vi trốn lậu thuế.

2. Có 04 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về thuế:

– Có đi có lại và đôi bên cùng có lợi.

– Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.

– Nguyên tắc tự nguyện.

– Hợp tác trên cơ sở đồng thuận.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.