Hạch toán tiền nộp phạt thuế, truy thu thuế sẽ được thực hiện như thế nào? Sau đây là những hướng dẫn của chúng tôi.
Vấn đề trên sẽ được chúng tôi giải đáp qua 2 nội dung như sau:
1. Khi doanh nghiệp phải nộp phải tiền thuế, phải hạch toán theo bút toán:
– Doanh nghiệp nhận được thông báo nộp phạt
Nợ Tài khoản(TK) 811: Chi phí khác
Có TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
– Nộp tiền phạt
Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112
– Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ TK 911
Có TK 811
Về bản chất, hạch toán vào TK 811, hay 4211 đều làm giảm lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp. Nếu hạch toán vào TK 4211 là giảm lãi của năm trước. Hạch toán vào TK 811 là giảm lãi của năm nay.
2. Hạch toán vào TK 4211
2.1. Hạch toán số thuế phải truy thu thêm
– Thuế GTGT truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng(GTGT) phải nộp
– Thuế TNDN truy thu thêm:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) phải nộp
2.2. Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm:
– Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế Thu nhập cá nhân(TNCN) phải nộp
– Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
– Khi nộp tiền thuế truy thu thêm:
Nợ TK 3331, 3334, 3335
Có TK 111, 112
– Điều chỉnh số trích khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi mời các bạn tham khảo.