Mã loại hình A12 nhập khẩu được quy định như thế nào?

Mã loại hình nhập khẩu mới nhất áp dụng năm 2023 được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này

1. Có bao nhiêu mã loại hình xuất nhập khẩu được sử dụng hiện nay?

Hiện nay có 16 mã loại hình xuất khẩu bao gồm (B11, B12, B13, E42, E52, E54, E62, E82, G21,G22, G23, G24, G61, C12, C22, H21)

Và 24 mã loại hình nhập khẩu bao gồm (A11, A12, A21, A31, A41, A42, A43, A44, E11, E13, E15, E21, E23, E31, E33, E41, G11, G12, G13, G14, G51, C11, C21, H11).

2. Mã loại hình xuất khẩu mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục I bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng ban hành kèm Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định về mã loại hình xuất khẩu mới nhất năm 2023 như sau:

Mã loại hình A12 là mã nhập kinh doanh sản xuất và được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):

– Nhập khẩu từ nước ngoài;

– Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX;

– Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);

– Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.

Mã loại hình nhập khẩu A12 sử dụng cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Như vậy, mã A12 là mã loại hình phù hợp đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp có mặt tại Việt Nam. Dù là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp FDI nếu đều nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị, và máy móc để phục vụ mục đích sản xuất trong nước sẽ sử dụng mã A12 như nhau.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.