Công ty là chủ thể có thể thành lập và xin giấy phép hoạt động phòng khám. Theo đó, công ty phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của nhà nước. Cụ thể về các loại thuế mà công ty kinh doanh hoạt động phòng khám phải nộp bao gồm:
1. Thuế môn bài
Là loại thuế mà kinh doanh phòng khám chữa bệnh phải nộp hàng năm, theo mức quy định như sau:
+ Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
+ Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
2. Thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
– Tuy nhiên đối với công ty có hoạt động phòng khám thì thuộc trường hợp không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
Trường hợp phòng khám cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh có bao gồm sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Trường hợp thuốc chữa bệnh không nằm trong gói dịch vụ khám chữa bệnh thì chịu thuế GTGT 5%.
Trường hợp là thực phẩm chức năng, không thay thế thuốc chữa bệnh thì chịu thuế GTGT 10%
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về thuế suất ưu đãi như sau: Doanh nghiệp hoạt động khám chữa bệnh sẽ được ưu đãi thuế suất 10% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp trong suốt thời gian hoạt động cho phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động khám chữa bệnh