Mở quán cơm bình dân có phải nộp thuế không?

Trường hợp quán cơm bình dân thuộc loại hình hộ kinh doanh:

– Do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.

– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm

– Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu.

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

=> Các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

1. Thuế môn bài:

Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định, mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

Doanh thu bình quân nămMức thuế môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm300.000 đồng/năm.
2. Thuế GTGT và TNCN

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.

Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho quán cơm bình dân kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp=Doanh thu tính thuế GTGTxTỷ lệ % thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp=Doanh thu tính thuế TNCNxTỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó:

Tỷ lệ % thuế: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Dịch vụ ăn uống thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:

  • Tỷ lệ % thuế GTGT là 3%
  • Tỷ lệ % thuế TNCN là 1.5%

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.