Công ty mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên lâu năm. Chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên có chịu thuế TNDN không?
Căn cứ vào điểm 2.6 và 2.30, khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, để xác định các khoản chi bảo hiểm cho người lao động là chi phí được trừ, cần đảm bảo điều kiện sau:
– Một là, các khoản chi mua bảo hiểm tự nguyện cho người lao động phải được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng một trong các hồ sơ Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính Công ty.
– Hai là, chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp; Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu hóa đơn từng lần có giá trị từ 20 triệu trở lên.
– Ba là, khống chế mức chi trả:
- Đối với khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ: không khống chế mức chi trước 01/02/2018
- Đối với khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động không vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người và ghi cụ thể thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ trên trước 01/02/2018.
- Đối với khoản chi bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyên khác cho người lao động (khác với 02 loại bảo hiểm trên) thuộc vào nhóm khoản chi có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động. Do đó cần đảm bảo tổng các khoản chi phúc lợi cho một người lao động trong một năm không quá một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
- Từ 01/02/2018, tại Điều 2, Nghị định số 146/2017/NĐ-CP, đã khống chế mức chi đối với các khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động ở mức không quá 03 triệu đồng/tháng/người.