Nguyên giá của tài sản cố định được xác định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ):
Là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát dinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp 1: Tài sản cố định được mua trong nước:
Nguyên giá = Giá mua của tài sản cố định + Chi phí mua hàng phát sinh: Chi phí lắp đặt chạy thử, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, bến bãi … – Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại doanh nghiệp được hưởng.
Trường hợp 2: Tài sản cố định được mua nhập khẩu:
Nguyên giá = Giá mua của tài sản cố định + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có) + Chi phí mua hàng – Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại, doanh nghiệp được hưởng.
Chú ý: Đối với phần thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ thì được tính vào nguyên giá tài sản cố định.
Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi ở đầu bài, mời bạn đọc tham khảo.