1. Trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Theo điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
Người lao động cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, người lao động trả thu nhập, cụ thể như sau:
- Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, người lao động trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Trường hợp người lao động là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới:
- Ký hợp đồng lao động ở 1 nơi từ 03 tháng trở lên và thực tế đang làm việc tại nơi đó vào thời điểm quyết toán thuế.
- Có thu nhập vãng lai tại 1 nơi khác trong năm bình quân không quá 10 triệu đồng/ tháng. Đã được khấu trừ 10% nếu không có đề nghị quyết toán đối với phần thu nhập này.
Đồng nghĩa với việc: không được ủy quyền cho nơi ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên đối với cá nhân có thu nhập tại 02 nơi trong các trường hợp sau:
- Nếu có nhu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai.
- Cá nhân đó không còn làm việc ở nơi ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại thời điểm ủy quyền quyết toán.
2. Trường hợp được yêu cầu doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Đối với người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký dưới ba (03) tháng:
- NLĐ có quyền yêu cầu tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ mỗi lần khấu trừ thuế
- Hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Trên đây là 2 lưu ý người lao động cần quan tâm khi quyết toán thuế TNCN