Trường hợp nào tài sản cố định bị chuyển thành công cụ dụng cụ? Cách hạch toán như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau
1. Trường hợp chuyển tài sản cố định thành công cụ dụng cụ:
– Do thay đổi về tiêu chuẩn ghi nhận giá trị tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT/BTC quy định tính từ 10/06/2013 mọi tài sản cố định có giá trị nhỏ hơn 30 triệu sẽ phải chuyển về làm công cụ dụng cụ.
– Hoặc một số tài sản cố định sau khi sử dụng xét thấy không đủ tiêu chuẩn làm tài sản thì được chuyển thành công cụ dụng cụ để phù hợp với chuẩn mực kế toán.
2. Cách hạch toán chuyển đổi tài sản cố định sang CCDC:
➧ Trường hợp TSCĐ chưa được sử dụng:
Nợ TK 153: Giá trị CCDC tăng lên;
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
➧ Trường hợp TSCĐ đang được sử dụng tại các bộ phận, nếu giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ thì được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ:
Nợ TK 623, 627, 641, 642: Giá trị còn lại TSCĐ (TT200);
Nợ TK 154, 6412, 6422: Giá trị còn lại TSCĐ (TT133);
Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế;
Có TK 211: Nguyên giá.
➧ Trường hợp TSCĐ đang được sử dụng tại các bộ phận, nếu giá trị còn lại của TSCĐ lớn thì cần phải tiến hành phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận sử dụng TSCĐ:
Ghi nhận chuyển TSCĐ thành công cụ dụng cụ để phân bổ:
Nợ TK 242: Giá trị còn lại;
Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế;
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
Định kỳ phân bổ giá trị CCDC vào chi phí kinh doanh cho từng bộ phận:
Nợ TK 623, 627, 641, 642: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ (TT200);
Nợ TK 154, 6421, 6422: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ (TT133);
Có TK 242: Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ.