Hóa đơn điện tử ngày ký khác ngày lập có hợp lệ không? Thời điểm ký số lên hóa đơn điện tử là khi nào?
Theo khoản 7 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Nội dung của hóa đơn
…
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, cụ thể:
a) Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).
b) Đối với hóa đơn điện tử:
Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều này. - Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
…
Như vậy là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký lên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Cũng theo đó, Hóa đơn điện tử ngày ký khác ngày lập vẫn được coi là hợp lệ