Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa, tài sản có thể bị hư hỏng, tổn thất do những nguyên nhân khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp. Vậy khi tổn thất kế toán cần xử lý thuế GTGT như thế nào đối với hàng hóa, tài sản đó?

– Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.”

=> Như vậy hàng hóa bị tổn thất sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. (với điều kiện hàng hóa, tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT).

– Đối với trường hợp tổn thất do nguyên nhân khách quan. Như: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp không được bảo hiểm bồi thường, hàng mất phẩm chất, hết hạn sử dụng. Thi để được khấu trừ thuế GTGT thì phải có đầy đủ hồ sơ để chứng minh được sự tổn thất.

– Trường hợp hàng hóa tổn thất do hao hụt tự nhiên quá trình vận chuyển, bơm rót. Như xăng, dầu…

  • Sẽ được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên. Tuy nhiên không vượt quá định mức hao hụt.
  • Nếu thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức không được khấu trừ, hoàn thuế.
Như vậy.

– Căn cứ điểm a, khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

– Căn cứ Công văn 4403/BTC-CST về việc xử lý tài sản, hàng hóa bị tổn thất.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.