Trong những năm gần đây, do nhu cầu ngoại tệ của rất cao nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng rất sôi động. Vì vậy có nhiều thắc mắc liên quan đến chính sách thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp:
Tại tiết e điểm 2.2 mục III phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 hướng dẫn thuế GTGT hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra”.
Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Tại điểm 2.1.c và điểm 2.2 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 28/12/2008 hướng dẫn:
Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý và hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì phải hạch toán riêng được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý để áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng”.
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó.
Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị gia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra”.
Tại chuẩn mực kế toán số 02 ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giá gốc hàng tồn kho.