Trên thực tế quá trình hội nhập hiện nay trong tất cả các lĩnh vực của xã hội đều được đặt trong nội dung hợp tác quốc tế và kèm theo đó lĩnh vực thuế cũng không loại trừ trong các lĩnh vực được đặt lên hàng đầu về hợp tác quốc tế này. Vậy trách nhiệm hợp tác quốc tế về thuế của cơ quan quản lý thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực ngày 01/7/2020, quy định:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm sau đây:
– Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất đàm phán, ký kết và thực hiện quyền, nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận song phương, đa phương với cơ quan quản lý thuế nước ngoài.
– Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan quản lý thuế nước ngoài, các tổ chức quốc tế có liên quan. Trao đổi thông tin về người nộp thuế, thông tin về các bên liên kết với cơ quan thuế nước ngoài phục vụ công tác quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
– Thực hiện các biện pháp hỗ trợ thu thuế theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
=> Cơ quan quản lý thuế có các trách nhiệm được mô tả trên trong hợp tác quốc tế quy định tại Điều 12 Luật Quản lý thuế năm 2019.