Kiểm tra thuế là quyền của cơ quan quản lý thuế trong từng giai đoạn nhất định. Việc kiểm tra thuế có thể được tiến hành tại trụ sở của cơ quan thuế và cũng có thể được thực hiện ngay tại trụ sở của người nộp thuế. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện như thế nào?
Câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua các nội dung sau:
Quy định tại khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 như thế nào?
– Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
– Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
– Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.
Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
– Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
– Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
=> Trên đây là phần trình bày của chúng tôi. mời quý độc giả cùng tham khảo.