Trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Trong trường hợp nào người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế? Sau đây là câu trả lời, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Câu hỏi trên sẽ được giải đáp qua 2 nội dung như sau:

1. Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

2. Pháp luật quy định về những trường hợp chấm dứt mã số thuế?

Tại khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định về các trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

– Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

– Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

– Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

– Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

– Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

– Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

– Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

=> Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, cảm ơn các bạn đã tin tưởng và lựa chọn bài viết này.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn thuế cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh Thuận tiện - Nhanh chóng - Chi phí hợp lý.